Nghỉ phép có phụ thuộc vào việc đóng BHXH?

Câu hỏi:
  • Hỏi: Tôi mới đóng BHXH thì có được nghỉ phép năm hay không?

  • Câu trả lời:
  •    

     Trả lời:

    Việc đóng BHXH và nghỉ phép là những quy định khác nhau.

    Cụ thể, Khoản 1, Điều 2, Luật BHXH 2014 quy định vế đối tượng đóng BHXH như sau:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    c) Cán bộ, công chức, viên chức;

    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

    g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    Còn việc nghỉ phép năm được quy định tại BLLĐ 2012 như sau:

    Điều 111. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

    3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    Khoản 2, điều 114 BLLĐ 2012: 2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Nghĩa là, nếu bạn làm việc chưa đủ 12 tháng, thì mỗi tháng được nghỉ 1 ngày (điều kiện làm việc bình thường).

    Căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể tính được số ngày nghỉ của bạn dù bạn mới tham gia BHXH.

    Phạm Duy Hiển


  •  Các câu hỏi khác
  •        Nghĩa vụ đóng “Kinh phí Công đoàn” của doanh nghiệp và chế tài khi vi phạm
  •        Quyền và nghĩa vụ của người lao động
  •        Các nguồn thu tài chính công đoàn cơ sở
  •        Các nguồn thu tài chính công đoàn cơ sở
  •        Quy định về nghỉ lễ, tết đối với người lao động
  • ĐẶT CÂU HỎI


      





    Thư viện Video

    Liên kết khác

    Các ca khúc về Công đoàn

    Lượt truy cập

    Free Website Hit Counter