Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Hoạt động công đoàn các KCN luôn được quan tâm đặc biệt


Ngày xuất bản: 15/09/2015 8:28:42 SA
Lượt đọc: 1772

 Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đă nhấn mạnh như trên tại Hội nghị “Về tổ chức và hoạt động Công đoàn các Khu công nghiệp” được Tổng LĐLĐVN tổ chức tại TPHCM từ 11-13.9. Hội nghị có sự tham gia của hơn 200 chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ các tỉnh, TP, CĐ ngành và chủ tịch CĐ các KCN trên cả nước. Hội nghị c̣n có sự tham gia, chủ tŕ của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải, các Phó Chủ tịch Mai Đức Chính, Trần Văn Lư và lănh đạo một số ban Tổng LĐLĐVN.

Dồn tài chính công đoàn để chăm lo người lao động

Vấn đề thu kinh phí, đoàn phí CĐ được thảo luận sôi nổi tại hội nghị. Theo Ban tài chính Tổng LĐLĐVN,  năm 2014, thu kinh phí CĐ chiếm 73,6% so với tổng thu, tiền lương b́nh quân thu kinh phí CĐ năm 2014 là 1,76 triệu đồng/người/tháng; thu đoàn phí CĐ chiếm tỉ trọng 18,4%, b́nh quân thhu đoàn phí chỉ đạt 11.500 đồng/đoàn viên/tháng, rất thấp so với tiền lương thực lĩnh.

 Việc thất thu tài chính CĐ ở khu vực DN ngoài nhà nước c̣n lớn, mà có nguyên nhân là một số LĐLĐ tỉnh, TP chưa tích cực đôn đốc, chưa có giải pháp để khai thác nguồn thu này; việc phân cấp thu kinh phí CĐ theo quy định Tổng LĐLĐVN chưa thực hiện nghiêm túc, nhiều đơn vị phân cấp chưa toàn diện. Nhiều đơn vị thu đoàn phí CĐ chưa đúng điều lệ và hướng dẫn của Tổng LĐLĐVN; CĐCS DN ngoài nhà nước, DN FDI ấn định mức thu từ 10.000 -15.000 đồng/đoàn viên/tháng…

Một số ư kiến tại hội nghị cho rằng việc thất thu kinh phí CĐ là do nhiều DN trây ỳ, không thực hiện đúng việc trích nộp 2% tổng quỹ lương đóng BHXH cho NLĐ, trong khi chế tài c̣n chưa đủ mạnh để buộc DN phải thực hiện. Thậm chí, có nơi, chủ DN chấp nhận chịu phạt vài chục triệu đồng để không phải đóng kinh phí CĐ cả tỉ đồng.  Sự biến động về lao động, cán bộ CĐ hay chủ DN dùng thủ đoạn chèn ép cán bộ CĐ để tránh phải thực hiện trích nộp kinh phí CĐ cũng là nguyên nhân dẫn đến thu kinh phí CĐ chưa đạt yêu cầu.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, hiện đang có dự thảo nghị định tŕnh Chính phủ về việc xử phạt các DN vi phạm hành chính trong lĩnh vực CĐ thay thế cho Nghị định 95/2013/NĐ-CP và sắp tới đây khi Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, CĐ sẽ khởi kiện DN nếu không trích nộp kinh phí CĐ. Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cũng nêu kinh nghiệm CĐ cần phải tăng cường phối hợp với ngành thuế, BHXN để tăng thu kinh phí CĐ.

Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải, cho rằng cần phải nh́n vào sự thật để nỗ lực hơn nữa. Có lúc, có nơi, hhận thức của cán bộ CĐ chưa đầy đủ, đúng mức về tài chính CĐ, đó là phân cấp tài chính CĐ chưa toàn diện, triệt để, phải có giải pháp mạnh mẽ hơn để thu đúng, thu đủ kinh phí CĐ. Công tác tài chính CĐ phải tính toán cụ thể, chi tiết hơn theo hướng dồn tài chính CĐ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, để NLĐ thấy được rơ lợi ích khi gia nhập CĐ.

Chú trọng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS

Trước đó, sáng cùng ngày, hội nghị đă thảo luận sôi nổi về phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS trong các KCN. Theo Ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN, cả nước có 419 KCN, KCX, KKT, KCNC và cụm công nghiệp (dưới đây gọi tắt là KCN) hiện có gần 2,2 triệu LĐ đang làm việc trong các khu vực trên. Đến 30.6, có 5.155 CĐCS được thành lập ở các DN, đơn vị trong các KCN, chiếm tỉ lệ 62,5% so với tổng số DN trong các KCN; trong đó có 4.428 CĐCS do CĐ các KCN trực tiếp quản lư (gần 86%); 280 CĐCS do LĐLĐ các quận, huyện trực tiếp quản lư (5,43%) và 447 CĐCS do CĐ cấp trên khác quản lư (8,67%).

Theo đánh giá của Ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN, mô h́nh tổ chức CĐ các KCN một số nơi c̣n bị chia cắt, chưa thống nhất; việc phân cấp quản lư, chỉ đạo các CĐCS trong KCN chưa thống nhất, c̣n nhiều CĐ cấp trên khác nhau chỉ đạo, quản lư CĐCS trong hàng rào KCN; mô h́nh tổ chức cấp cơ sở của CĐ một số nơi chưa thực hiện đúng điều lệ CĐ; hoạt động một số CĐCS c̣n h́nh thức, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo điều 17 Điều lệ CĐVN mới chỉ được triển khai ở một số CĐ các KCN…

Theo ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên – Huế, có nhiều loại h́nh DN, nhiều đơn vị chủ quản của các DN trong các KCN, nên việc phối hợp, tổ chức các hoạt động CĐ có những khó khăn nhất định, CĐ ngành trung ương ít tham gia các hoạt động tại địa phương, CĐ địa phương đến làm việc, nhưng v́ nhiều lư do khác nhau về công tác quản lư, điều kiện làm việc, nên kết quả không được như mong muốn, lâu dần cũng ít quan tâm. Trong khi đó, khi tranh chấp lao động xảy ra đều do CĐ các KCN giải quyết, do CĐ ngành trung ương ở xa nên việc giải quyết không kịp thời. “Về lâu dài, nên thống nhất, giao cho CĐ các KCN quản lư tất cả các CĐCS trong các DN hoạt động trong hàng rào KCN”, ông Tiến kiến nghị.

Nhiều ư kiến cho rằng, Tổng LĐLĐVN cần có quy chế thống nhất về mặt tổ chức để tiện chỉ đạo và điều hành trong hoạt động CĐ tại các KCN và cần có sự chỉ đạo thống nhất tất cả nội dung hoạt động giữa CĐ ngành trung ương với LĐLĐ địa phương trong cả nước.

 Việc phát triển đoàn viên theo điều 17 Điều lệ CĐVN cũng được nhiều đại biểu đề cập. Ông Lê Nho Lượng, Chủ tịch CĐ các KCN tỉnh B́nh Dương, một trong những nơi hoạt động tốt về thành lập CĐCS từ dưới lên, chia sẻ kinh nghiệm: Nhiều lần cán bộ CĐ các KCN B́nh Dương thông qua bữa ăn trưa, uống cà phê với CN, hay thông qua việc lấy ư kiến NLĐ về nội quy DN, hay tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp lao động để t́m những cá nhân uy tín, được CN tín nhiệm để thúc đẩy thành lập ban vận động tiến tới thành lập CĐCS. CĐ các KCN phải soạn sẵn các tài liệu để hướng dẫn cho ban vận độngn, thậm chí có nơi tổ chức thành lập ban vận động ngoài doanh nghiệp, sau đó thành lập CĐCS rồi thông báo cho chủ DN biết là đă có CĐCS trong DN.

“Vai tṛ CĐ cấp trên vô cùng quan trọng, bước khảo sát là quan trọng nhất. Việc bầu chọn, tổ chức thành lập ban vận động có tính chất quyết định. Quá tŕnh thực hiện hết sức linh động, phù hợp với thực tế tại từng cơ sở, nhiều nơi phải làm khác với tŕnh tự”, ông Lượng chia sẻ.

Đồng chí Trần Văn Lư, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, cho biết, tỉ lệ CĐCS/số DN trong các KCN c̣n thấp, đến nay có 151 CĐCS theo phương pháp mới theo điều 17 Điều lệ CĐVN, do đó phải quyết liệt hơn nữa trong phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, nếu không sẽ không hoàn thành chỉ tiêu do Đại hội XI CĐ Việt Nam đề ra.  Đồng chí trần Văn Lư cũng cho rằng, cần thiết có quy chế hoạt động CĐ trong các KCN,  phải xem xét khung biên chế, nhiệm vụ, quyền hạn CĐ các KCN; thống nhất sự phối hợp giữa CĐ ngành, trung ương với LĐLĐ địa phương và và CĐ các KCN; chú trọng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, chú trọng tăng tỉ lệ đoàn viên/NLĐ trong DN; yêu cầu quyết liệt bứt phá trong phát triển đoàn viên, đặc biệt là theo phương pháp mới theo điều 17 Điều lệ CĐVN.

Công đoàn phải bảo vệ thiết thực quyền lợi của người lao động

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, nhấn mạnh, hiện  nhiều DN có đông LĐ trong KCN vẫn chưa thành lập được tổ chức CĐ. Khi hội nhập, tổ chức CĐ không nói tiếng nói của NLĐ, không thực sự bảo vệ quyền lợi của NLĐ th́ sẽ “ra ŕa”. Các cấp CĐ phải kiên quyết đấu tranh để thành lập CĐCS cũng như thu kinh phí CĐ, bởi lẽ rất nhiều chủ DN không muốn thành lập CĐCS cũng như đóng kinh phí CĐ. Hoạt động CĐ nếu không cương quyết, không  đấu tranh th́ không có kết quả tốt. Pháp luật quy định, kinh phí CĐ không phải trích cho CĐCS mà là cho tổ chức CĐVN, v́ vậy, Tổng LĐLĐVN có quyền phân cấp thu kinh phí CĐ. CĐ cấp trên ngay sau khi nhận kinh phí CĐ do chủ DN chuyển phải chuyển ngay phần được quyền để lại cho CĐCS một cách nhanh nhất thông qua ứng dụng các công nghệ.

 Đồng chí Đặng Ngọc Tùng cũng lưu ư, việc t́nh toán các khoản chi tài chính CĐ phải phù hợp với t́nh h́nh thực tế, nhưng không được để sơ hở, tạo ra sai phạm trong tài chính CĐ. Các CĐ các KCN phải thực hiện thu, chi tài chính đúng hướng dẫn của Tổng LĐLĐVN, không được để CĐCS thu kinh phí CĐ. CĐ các cấp phải yêu cầu chủ DN thực hiện đúng Luật Công đoàn, nếu không CĐ sẽ khởi kiện để đ̣i lại tài sản cho tổ chức CĐ. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng cũng cho biết, sắp tới đây tài chính CĐ sẽ thực hiện theo hướng giảm chi cho CĐ cấp trên cơ sở, tăng chi cho cấp cơ sở.

Theo Báo Lao động

 

Thư viện Video

Liên kết khác

Các ca khúc về Công đoàn

Lượt truy cập

Free Website Hit Counter